Trước khi chọn “người bạn đồng hành” lắm lông này nhiều người vẫn lăn tăn nên nuôi giống nào? Nên nuôi chó cái hay chó đực? Bắt nguồn từ những quan niệm về giới tính, sức khỏe, trọng lượng, tập tính, lời khuyên mà chúng ta khó đưa ra lựa chọn. Các nhà khoa học còn chứng minh người nuôi sẽ đưa ra quyết định đúng nhất khi trực tiếp tiếp xúc với chúng:
1. Nuôi chó đực:
Giữa mỹ nam và mỹ nữ nên chọn giống nào đây? Yêu người chỉ chọn 1 nhưng yêu cún có thể chọn cả 2 nhé :)))
1.1. Ưu điểm
#Chó đực có trọng lượng và tuổi thọ lớn hơn
Phần lớn chó đực sẽ có kích thước, trọng lượng cơ thể to lớn hơn chó cái. Phần dáng vẻ mạnh mẽ, lực lưỡng, chắc chắn hơn hẳn.
Chỉ trừ một số giống chó như: Chihuahua, Phốc Sóc, Brussels Griffons thì có kích thước tương đương nhau. Với giống chó lớn như Labrador Retrievers, chó chăn cừu Đức thì chó đực lớn hơn hẳn so với chó cái.
Ngoài ra giống đực thường có tuổi thọ dài hơn so với giống cái. Do không sinh nở, vận động nhiều hơn, cơ thể lực lưỡng nên có phần khoẻ mạnh hơn.
#Chó đực vui tươi năng động hơn
Xuất phát từ đặc tính giới tính, sinh học thì chó đực thường năng động, vui vẻ, thích chạy nhảy và tinh nghịch hơn. Cả ngày quấn quýt bên người, tìm tòi tò mò đủ thứ xung quanh không biết mệt mỏi. Cũng vì điều này mà nhiều người thích hơn với giống chó đực
#Chó đực thích hợp để huấn luyện chuyên nghiệp
Nếu cần trông nhà, bảo vệ tài sản, huấn luyện bài bản chút đỉnh thì nên chọn chó đực nhé! Vì giống đực thường mạnh mẽ, linh hoạt, lại không lo gián đoạn vì bận làm mẹ bỉm sữa đâu!
1.2. Nhược điểm
Theo chuyên gia cũng như kinh nghiệm làm con sen lâu năm thì giống đực sẽ hung dữ hơn giống cái. Tuy nhiên việc này có thể khắc phục được tuỳ vào quá trình huấn luyện và chăm sóc chó.
Ngay cả luyện chó bắt chuột cũng không làm khó được bạn đâu nhớ
2. Nuôi chó cái:
Phái nữ cũng sở hữu nhiều ưu thế khiến người nuôi cực ưng ý đấy:
2.1 Ưu điểm
#Trưởng thành nhanh hơn giống đực
Theo đặc trưng giới tính thì đa số giống cái sẽ có quá trình trưởng thành diễn ra nhanh hơn. Hay người ta còn nói “đồng tuổi nhưng phái nữ bao giờ cũng trưởng thành và chín chắn hơn phái nam” là vậy đó!
#Tính độc lập cao
Chó cái hầu hết đều sở hữu tính độc lập bản năng rất cao. Biểu hiện rõ nhất là quá trình làm mẹ bỉm, từ mang thai cho tới sinh nở và chăm con. Gần như không cần sự can thiệp quá nhiều của con người.
#Khả năng nhận thức tốt
Nhờ thiên chức làm mẹ mà giống cái thường nhạy bén, các giác quan cảm thụ tốt hơn. Đặc biệt là lúc làm mẹ, chúng bảo vệ, săn sóc con nhỏ cũng như cảnh giác bảo vệ khu nhà tốt hơn.
2.2. Nhược điểm
#Dọn dẹp “chiến trường” khá vất vả
Mỗi cô chó cái thường trải qua chu kỳ sinh sản khoảng 2 lần/năm. Dù không cần đỡ đẻ hay chăm bẵm cầu kỳ nhưng trong thời kỳ “thu hút phái nam”, cô chó sẽ tiết nhiều chất dịch. Vì thế bạn cần theo dõi để vệ sinh kịp thời, tránh làm bẩn các đồ dùng trong nhà.
Cũng bởi lý do này mà nhiều người quyết nuôi chó đực, rồi triệt sản thì chẳng còn mối lo nào nữa.
#Khó kiểm soát trong thời kỳ bỉm sữa
Dù sinh nở thuận lợi thì mẹ con nhà cún vẫn cần được quan tâm và có chế độ ăn uống hợp lý. Hơn nữa mẹ chúng sẽ trở nên hung dữ, khó kiểm soát nhất là đối với người lạ. Nên sẽ có phần nguy hiểm hơn cần chủ nhà đảm bảo yên tĩnh, bố trí khu vực ít người lạ để an toàn hơn nhé!
Tiêu chuẩn chọn chó giống chuẩn nhất?
Đừng quá đặt nặng vấn đề giới tính, vì các chuyên gia khẳng định giới tính của vật nuôi không ảnh hưởng quá nhiều. Quan trọng là cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tìm hiểu điều kiện sống, môi trường thích nghi thích hợp cho giống chó
– Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, huấn luyện
– Kiểm tra từ ngoại hình, sức khỏe, giấy tờ tùy thân,…
Thực ra nuôi thú cưng thì giống nào không quan trọng bằng tình yêu thương, sự săn sóc, gắn kết giữa chủ và vật nuôi. Dù giống đực hay cái thì chó vẫn là động vật trung thành, tình cảm với tất cả thành viên trong gia đình nhất. Nếu có thể hãy nuôi cả 2 để nhà đủ nếp đủ tẻ, biết đâu lại thú vị hơn nhiều đấy!