Phương pháp phối giống chó – Quy tắc để có giống chó đẹp

2 năm trước

Muốn có giống chó đẹp, khoẻ, thừa hưởng được những đặc tính tốt nhất từ cha mẹ thì cần có phương pháp phối giống chó thích hợp. Đặc biệt có những quy tắc cần tuân thủ trong suốt quá trình từ giao phối – sinh sản – chăm sóc:

Phương pháp phối giống chó:

– Out-crossing: giao phối cùng giống
– Line-breeding: giao phối thân thuộc (họ hàng gần)
– In-breeding: giao phối cùng dòng họ

1. Phối giống chó Out-crossing

Là việc phối giữa 2 giống chó khác huyết thống cho ra chó lai mới. Người ta dùng phương pháp này để khắc phục khuyết điểm ngoại hình. Đây là cách được áp dụng phổ biến nhất của dân nuôi chó

Chó bố và chó mẹ có vai trò ngang hàng, chó con sẽ được thừa hưởng 1 gen từ bố, 1 gen từ mẹ. Gen trội sẽ quyết định phẩm chất của chó con, khả năng miễn dịch, sức sống, ngoại hình.

Phương pháp này vẫn đảm bảo tính thuần chủng nhưng mức độ khác biệt gen rất lớn, khó dự đoán được đặc điểm của chó con.
Có thể khắc phục được nhược điểm của đời cha mẹ nhưng cũng tiềm ẩn xuất hiện thêm nhược điểm mới.

2. Phối giống chó Line-breeding

Phối chó bố, chó mẹ có họ hàng gần với nhau, di truyền được những đặc tính tốt, nổi bật, hạn chế bệnh tật tuy nhiên vẫn sẽ tiềm ẩn một số lỗi.

Ví dụ: phối các con cùng ông bà, phối đời cháu của ông bà,…
Phương pháp này giúp chọn lọc những gen tốt, đảm bảo gen thuần, đa dạng gen trong thời gian khá dài. Giúp đời con khoẻ mạnh, kháng được nhiều bệnh. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều lần, vì tính đa dạng của quỹ gen sẽ giảm.

3. Phối giống chó In-breeding

Phối giống cận huyết, ví dụ như: bố mẹ với con, chị với em,… Phương pháp này cần có kinh nghiệm, chỉ dùng khi cần bảo vệ nguồn gen quý hoặc khắc phục lỗi nào đó của dòng chó.

Cách thức này cho đời chó con có mức độ thuần chủng cao, dễ dàng phán đoán được “giao diện” của chó con.
Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ gen bị suy giảm nếu phối quá nhiều lần. Chó con có gen “đồng lặn” thì sẽ rất yếu, dễ bệnh tật, tuổi thọ thấp.

Quy tắc phối giống chó để có thế hệ con đẹp

Việc nhân giống chỉ để tạo ra chó con thì khá đơn giản nhưng muốn có đàn con như ý thì cần nắm rõ quy tắc:

1. Xác định rõ tiêu chuẩn:

– Mong muốn chó con có đặc điểm gì? Xác định rõ mục tiêu
– Tìm hiểu qua sách, kiến thức kinh nghiệm của người sành nuôi, bác sĩ thú y,…. những kỹ năng, lưu ý, rủi ro,…

2. Chăm sóc tốt cho chó giống

– Chế độ ăn uống, vệ sinh
– Quan tâm sức khỏe, tiêm phòng, khám sức khỏe,…
– Đảm bảo chó bố, chó mẹ khỏe mạnh, theo dõi thời gian động dục

3. Cách lựa chọn chó mẹ

– Ngoại hình: độ dày của ngực, chiều dài lưng, lông lá, răng lợi ra sao?
– Đầu, tai, gố mũi, bàn chân, 4 chân,…

Không có tình trạng thiếu cân đối, lệch, giao diện có nhiều đặc điểm nổi bật, ít thậm chí không có khuyết điểm. Như vậy mới đảm bảo không di truyền những điểm yếu cho thế hệ con

4. Chó giao phối mấy lần thì được?

Trong ngày thứ 10-14 sau khi bắt đầu động dục, hầu hết các con cái được phối giống. Giao phối cách ngày số lần từ 2-3 lượt được coi là đủ, miễn là chó cái chấp nhận chó đực. Tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng của con đực.

Tốt nhất là chó cái và đực ở riêng, chỉ giao phối khi người chủ đưa chúng đến gần nhau.

Ở Việt Nam độ tuổi phối giống chó giống là bao nhiêu?

Ở nước ta có 4 giống chó đang được cho lai và nuôi nhiều nhất, độ tuổi phối giống từ 12-15 tháng tuổi.

– Giống chó vàng: cao 50-55cm, 12-15kg trung bình. Thường được nuôi để giữ nhà, sinh sản ở 12-14 tháng tuổi
– Chó Bắc Hà: vóc dáng cao hơn chó vàng, sống ở miền núi, cao tầm 55-60cm, nặng trung bình từ 18-20 kg.
– Chó Lào: lông xồm màu hung, tầm vóc cao lớn, có 2 vệt trắng ở mí mắt. Thường sống ở trung du miền núi, cao 60-65cm, nặng 18-25kg
– Chó Phú Quốc: lông nấu xám, thân thon, trên lưng có lông mọc xoắn, tầm vóc trung bình, ngoại hình thon gọn săn chắc.

Nắm vững những kiến thức cơ bản trên và đưa ra lựa chọn phối giống hợp lý nhất. Với những ai thiếu kinh nghiệm nên học hỏi từ dân chuyên, bác sĩ,… đừng để cha mẹ cún nhìn con không dám nhận nhennn :)))

Cùng chuyên mục