Có được mang thú cưng lên máy bay? “Sen” cần lưu ý

2 năm trước

Có được mang thú cưng lên máy bay? Đây là câu hỏi được rất nhiều người yêu thú cưng và đang sở hữu ít nhất một bé thú cưng. Bài viết dưới đây của nhà Cưng TV sẽ cập nhật cho Sen một số kiến thức cơ bản để Sen và thú cưng có một chuyến bay an toàn.

#1. Có được mang thú cưng lên máy bay?

Hầu hết các chuyến bay của các hãng không cấm kị việc đưa thú cưng lên máy bay. Tuy nhiên, Sen cần lưu ý một số quy tắc của hãng sau đây:

+ Thú cưng của bạn sẽ được xem là một vật ký gửi và tất nhiên, nó sẽ không được mang lên khoang hành khách.

+ Cũng như con người, thú cưng khi được đưa lên máy bay thì cũng cần có các giấy tờ liên quan như: giấy kiểm dịch động vật, giấy chứng nhận tiêm phòng dịch để giúp chuyến bay an toàn hơn.

+ Thú cưng cần có giấy xuất, nhập cảnh.

+ Sen sẽ phải chịu mọi trách nhiệm khi thú cưng của mình gặp vấn đề trong suốt quá trình bay.

+ Chuẩn bị đủ đầy đồ ăn cho thú cưng để tránh việc chúng quá no hoặc quá đói sẽ gây ảnh hưởng tới chuyến bay.

#2. Những quy định và chú ý khi mang thú cưng lên máy bay

Quy định mang thú cưng, vật nuôi lên máy bay chuyến bay quốc tế

Dịch vụ cung cấp cho khách hạng C, khách hội viên hạng Bạch kim và khách hội viên Elite Plus của Skyteam, trên các đường bay quốc tế từ sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất đến Charles De Gaulle (Pháp), Sheremetyevo 3 (Nga), Incheon, Busan (Hàn Quốc), Canton (Trung Quốc)

Yêu cầu dịch vụ phải đặt trước 36h so với giờ bay dự kiến.

Động vật cảnh phải có giấy kiểm dịch động vật và tiêm chủng, giấy phép nhập cảnh và các giấy phép khác do các quốc gia tại điểm khởi hành, quá cảnh hay điểm đến quy định.

Các chuyến bay nội địa chỉ vận chuyển vật nuôi dưới dạng hành lý ký gửi.

Các yêu cầu về vận chuyển thú cưng cần đặt trước ít nhất trước giờ dự định cất cánh là 24 tiếng.

Sen phải liên hệ với chi cục thú y, trung tâm phòng, chống dịch và kiểm dịch động vật tại địa phương để được cấp giấy kiểm dịch động vật và tiêm chủng.

Hành khách phải tự chuẩn bị lồng cho vật nuôi (lồng được làm bằng vật liệu nhựa, kim loại). Lồng phải đủ rộng để thú nuôi có thoải mái hoạt động trong đó, phải có cửa thông khí, lót thấm, đồ ăn cho vật nuôi cần được chuẩn bị trước đủ ăn đối với hành trình ngắn, nước uống đầy đủ.

Phí vận chuyển sẽ tính theo trọng lượng lồng cộng với vật nuôi. Phí đối với vật nuôi có trọng lượng dưới 9 kg là 250.000 đồng, từ 9 tới 16 kg là 400.000 đồng, và từ 16 tới 32 kg thì chịu phí 700.000 đồng.

Nếu trọng lượng của vật nuôi lớn hơn so với quy định hãng sẽ xem xét lại hình thức vận chuyển và mức phí.

Hy vọng những kiến thức trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho Sen và thú cưng có được một chuyến bay vui, an toàn.

Xem thêm: Mèo sợ mùi gì?

Cùng chuyên mục