Cách nuôi chó con từ 1 tuần – 8 tuần, khoẻ mạnh nhanh lớn

10 tháng trước

Đây là cách chăm sóc chó con nhanh lớn mà mọi gia đình đang áp dụng thành công. Cụ thể chi tiết từng bước từ A-Z khi cún con 1 tuần tuổi tới khi tròn 2 tháng:

#1 tuần tuổi

Phần lớn thời gian cún con đều ngủ, chỉ tỉnh dậy khi đói và tìm sữa để ăn

– Kiểm tra: hai mắt, hai tai, các đặc điểm trên khuôn mặt có hình dạng chuẩn, tứ chi và cột sống thẳng. Với cún hở hàm ếch sẽ rất khó để bú cần phải hỗ trợ cún.
– Đảm bảo cún no: bú sữa non từ sữa mẹ có chứa kháng thể để bảo vệ chúng trong giai đoạn đầu đời. Đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào để cún ăn no, xem cách kích sữa cho chó mẹ
– Bắt đầu cân: cân chó con sớm và giữ biểu đồ cân nặng, cập nhật mỗi ngày để đảm bảo cún tăng cân với tốc độ tốt. Khi được 10 ngày tuổi, chó con sẽ nặng gấp đôi trọng lượng khi mới sinh.
– Giữ ấm: Chó con mới sinh không thể điều chỉnh thân nhiệt mà chủ yếu nhận hơi ấm từ mẹ, cần chuẩn bị thêm khăn/vải khô, sạch để giữ ấm cho cún khi vắng mẹ
– Vệ sinh nơi ở: thay mới, làm sạch khu vực mấy mẹ con cún lót ổ. Đảm bảo khô, thoáng, tránh gió, yên tĩnh

#2 tuần tuổi

Giữ vệ sinh cho miếng lót, nơi ở của mẹ con cún luôn thơm mo, thoáng, sạch sẽ

– Bắt đầu giảm nhiệt: cơ thể cún con khi ở tuần thứ 2 điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn, chỉ cần giữ nhiệt độ ở 26 độ C là ổn áp
– Tiếp tục cân: theo dõi cân nặng và đảm bảo rằng cún vẫn đang tăng cân. Không nhanh như tuần đầu tiên nhưng vẫn phải tăng
– Bắt đầu tẩy giun: tham khảo liệu trình từ bệnh viện thú ý hoặc trung tâm thú y nếu như bạn chưa có kinh nghiệm

#3 tuần tuổi

2 tuần đầu tiên, cún con khó mà chịu được trọng lượng cơ thể nên chỉ bò bằng bụng. Từ tuần thứ 3 trở đi sẽ biết đi dù hơi loạng choạng. Lúc này tai đã mở ra và nghe được âm thanh xung quanh, răng sữa bắt đầu mọc

– Tiếp xúc nhiều hơn: bế cún con ra khỏi ổ, giữ khoảng 10 giây, rồi đặt lại ổ, để cún làm quen với con người
– Tiếp tục cân: vẫn theo dõi cân nặng nhưng giảm tần suất xuống, 3-7 ngày cân 1 lần
– Hạ nhiệt: Giữ mức nhiệt độ xuống khoảng 23 độ C.
– Bắt đầu cung cấp nước: cho chó con uống nước ở giai đoạn này, lấy một chiếc đĩa nông, đựng ít nước sạch và để vào ổ

#4 tuần tuổi

Lúc này chúng đã tự tin chạy lon ton rồi, thậm chí đã quậy banh nóc nhà

– Kiểm tra ngoại hình: xem tay, chân, tai, đầu,.. dáng đi có tương thích với trọng lượng hiện có. Tứ chi có phát triển đúng chuẩn không?
– Theo dõi hành vi: tinh nghịch, tự tin, hoạt bát chạy nhảy khắp nơi. Nếu cún yếu ớt, nằm nhiều thì nên kiểm tra sức khoẻ ngay
– Cho ăn thức ăn mềm: không quá đặc, không quá cứng
– Tẩy giun nhiều hơn: 2 tuần 1 lần

# 5 tuần tuổi

Lúc này cún con đã khá độc lập hãy ở bên nó chơi đùa, âu yếm để gắn kết tình cảm
Thức ăn đặc hơn: làm vụn/nhỏ thức ăn, nên có nước để làm mềm vì chó vẫn là răng sữa. Chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng, canxi để cún phát triển toàn diện. Đa dạng thức ăn, từ thịt cá rau củ, trứng,…

#6 – 8 tuần tuổi

Giai đoạn rụng răng sữa, bắt đầu muốn khám phá thế giới, hãy đưa cún đi dạo, vui chơi ở nhiều môi trường khác nhau.

– Tiêm phòng: từ 6-8 tuần tuổi bắt đầu tiêm phòng các bệnh: ghẻ, viêm gan, bệnh parvo, viêm phế quản, bệnh dại,…
– Tẩy giun: ở 6 tuần tuổi 1 lần, 8 tuần tuổi 1 lần nữa, tiếp tục 2 tuần/1 lần cho tới khi 12 tuần tuổi
– Cai sữa mẹ và chế độ ăn đủ dinh dưỡng: ăn cơm, cháo, đầy đủ các chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi,…

 

Sau đó sẽ là cách chăm sóc chó con mới tách mẹ hoặc đã có gia đình cho cún con về nhà mới. Với những ai nuôi cún sành sỏi thì quá trình này khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần chú ý các bệnh thường gặp ở chó con, không chủ quan dẫn tới hậu quả đáng tiếc nhé!

Cùng chuyên mục