Giống chó Labrador Retriever cần chế độ chăm sóc 5 sao không?

2 năm trước

Giống chó Labrador Retriever là giống chó tha mồi cứng cáp và rắn rỏi. Với phần “giao diện” vuông vức, to khỏe nên nhiều người lo lắng cách chăm sóc có vẻ khó nhằn. Tuy nhiên việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và kiểm tra sức khỏe khá đơn giản. Bạn chỉ cần đáp ứng những tiêu chí sau:

chó retriever labrador

1. Môi trường sống:

Như đã nói với thân hình khá lực lưỡng thì loài cún này không thích nơi chật hẹp, hay bị nhốt trong lồng. Chúng sẽ rất thích những nơi có sân vườn, được đi dạo. Vốn là dòng chó không sợ lạnh, sức đề kháng cao, chúng vẫn có thể đi dạo khi nhiệt độ -30 độ C

Các bộ môn thể dục thể thao mà bạn cần cho cún vận động như: chạy nhảy, bắt ném đồ vật, bơi lội,… Luôn kích thích cún khám phá địa điểm mới lạ, tăng sự linh hoạt, khả năng nhanh nhẹn và quan sát của chúng!

2. Chế độ dinh dưỡng:

Ăn “còn cái nịt” vì cún này không hề kén ăn, Labrador Retriever có thể ăn thức ăn đóng gói hoặc thức ăn tươi. Tuy nhiên bạn phải lưu ý lượng và thành phần bữa ăn thích hợp cho từng độ tuổi:

thực đơn cho chó Labrador Retriever

#Số bữa ăn:

– 1 đến 2 tháng tuổi: 4-5 bữa/ngày
– 2 đến 6 tháng tuổi: 3 bữa/ngày
– Trưởng thành: 2 bữa/ngày

#Lượng cho ăn:

– 1 đến 2 tháng tuổi: 200-300g/bữa
– 2 đến 6 tháng tuổi: 400-600g/bữa
– Trưởng thành: >600g/bữa

#Loại thức ăn:

– 1 đến 2 tháng tuổi: sữa, cơm mềm, cháo cùng thịt băm nhuyễn, hoặc thức ăn khô nhưng được làm mềm 10-15 phút bằng nước sạch
– 2 đến 6 tháng tuổi: thức ăn nấu chín, cắt nhỏ, các loại như: nội tạng, thịt gà, thịt bò, cá, trứng, rau củ, quả, sữa,…
– Trưởng thành: thịt nguyên khối, xương cứng, các loại thức ăn giàu đạm để đảm bảo hấp thụ canxi cho xương và răng cứng cáp.

chó Labrador Retriever ăn gì

Cần đặc biệt lưu ý cho chó sơ sinh, vì việc chăm sóc bất cẩn sẽ ảnh hưởng lâu dài tới quá trình phát triển về sau.

Giai đoạn cai sữa mẹ, vẫn là “trẻ không răng” cần để ý đến từng miếng ăn giấc ngủ. Chính là thời kỳ “chăm con mọn” của các “sen bỉm sữa” nên hầm cháo nhừ, nước cốt xương kết hợp rau củ để bổ sung và hỗ trợ tiêu hóa tốt.

#Thức ăn cần tránh

– Các loại xương chỉ dành cho chó trưởng thành, tránh xương ống làm chó dễ táo bón
– Hành, tỏi: dẫn tới thiếu máu cho cún con
– Trứng sống: gây đầy bụng, ức chế, tiêu hao vitamin,… chỉ nên ăn trứng chín
– Socola: gây ngộ độc, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu hệ thần kinh,…

chó Labrador Retriever không được ăn gì

#Lưu ý khi cho chó ăn:

“Biết ăn rồi sẽ mập, nên dặn lòng càng mập càng dễ thương”! Nhưng khoan, mập quá là không ổn đâu à nha!
Chủ nuôi cần kiểm soát đo lường cân nặng để tránh biến cún thành “heo” nhé!

– Không để chó ăn quá no dẫn tới nôn mửa
– Ăn theo khung giờ, mỗi bữa ăn cách đều nhau khoảng 4-5 tiếng
– Không giới hạn nước uống mà phải cung cấp đầy đủ. Đặt bát nước sẵn, thay nước 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh
– Vệ sinh khay đựng đồ ăn sau mỗi lần cún ăn xong
– Không để cún ăn đồ hôi, hư hỏng, cá tanh sống, đồ hun khói, đồ ngọt
– Đáp ứng định lượng hợp lý, không quá ít, không quá nhiều
– Không ăn nhiều chất béo, đồ ăn chiên rán như: xúc xích, mỡ, khoai tây, mì ống,…
– Nhiệt độ thức ăn không quá lạnh, không quá nóng

3. Vệ sinh hàng ngày

Dù bộ lông khá dày dặn nhưng chó Labrador ít bị rụng lông nên các con sen dễ bề chăm sóc hơn.

chó Labrador Retriever

Bạn nên:
– Chải lông 1 lần/tuần để loại bỏ “tóc sâu, tóc già”
– Tắm 1 lần/tuần
– Kiểm tra chân, mắt, tai, bấm móng chân,..
– Chải răng hàng ngày

Bạn không nên:
– Tắm khi trời mưa
– Tắm quá nhiều lần
– Cho cún chơi đùa ở vùng lầy, sân vườn quá lầy lội,…

Ngoài ra cũng cần cho cún thăm khám định kỳ ở các trạm/viện thú ý. Thậm chí nếu sen RICH KID có thể đem Labrador Retriever sapa hưởng thụ dịch vụ đỉnh cao nhé!

Thực tế việc nuôi chó Labrador Retriever ngay từ tấm bé cũng chẳng thử thách được những người yêu cún đâu! Để tránh “xu cà na” thì bạn chỉ cần làm đúng các lưu ý ở trên thôi! Ngại chi mà không “oder” ngay một ẻm chó giống để chăm bẵm ngay nào!

Cùng chuyên mục