Bệnh giảm bạch cầu ở mèo – Dấu hiệu và phác đồ điều trị

1 năm trước

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh care. Đây là một căn bệnh khá phổ biến và gây nguy hiểm tới tính mạng của mèo cưng. Vậy cùng Cưng TV tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Hiểu một cách nôm na, bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh viêm ruột truyền nhiễm. Bệnh này khá phổ biến, nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao.

Virus FPV sống trong nhân các tế bào của mèo, sinh sôi, phát triển nhanh và phá hủy cơ thể mèo. Feline panleukopenia Virus ( FPV) sau khi được hấp thụ qua đường miệng, chỉ vỏn vẹn trong vòng 24 giờ virus sẽ lan nhanh vào máu, xâm nhập vào các tế bào ở mô lympho của vùng miệng và ruột của cơ thể, tấn công hàng rào miễn dịch, đặc biệt làm suy giảm chức năng bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột.

Mèo mắc bệnh giảm bạch cầu do đâu?

+ Do mèo nhà bạn sức đề kháng kém, bị virus bạch cầu xâm nhập, không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn tới việc hình thành các khối u ác tính.

+ Mèo nhà bị bệnh suy giảm bạch cầu có thể do mèo bị lây từ những chú mèo hoang, thả rông.

+ Hoặc bạn mua mèo những nơi không uy tín, chưa được tiêm phòng dịch.

+ Mèo bị sinh non hoặc bị sảy thai cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giảm bạch cầu.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có những triệu chứng như thế nào?

+ Mèo sốt cao 40 độ C, bỏ ăn, ủ rũ, lông xù xì, bẩn…

+ Nôn liên tục, tiêu chảy, phân có mùi nặng và có kèm máu.

+ Mắt sưng, nước mắt chảy, mắt lờ đờ, mũi và miệng thâm đen.

+ Bước đi của mèo loạng choạng, hầu như là không giữ được cân bằng. Thậm chí, nặng có thể dẫn đến co giật.

+ Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày. Những chú mèo may mắn còn sống qua 5 ngày thường sẽ hết bệnh, mèo có thể bình phục sức khỏe sau vài tuần, lượng bạch cầu sẽ lại tăng lên bình thường.

Cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Đầu tiên, nếu như phát hiện bệnh ở mèo cưng thì bạn nên đưa mèo tới gặp bác sĩ thú y thăm khám. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì bạn nên thực hiện tốt, đúng đủ các bước sau đây.

+ Cách ly mèo khỏi các con vật nuôi trong nhà nếu thấy mèo có các dấu hiệu và triệu chứng trên. Xử lý sát khuẩn sạch sẽ chỗ mèo thường xuyên lui tới.

+ Luôn giữ ấm cho mèo.

+ Bạn biết đấy, bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo không có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc chúng ta nên làm để tăng sức đề kháng cho mèo là:

– Dùng các biện pháp trợ sức, trợ lực, chống mất nước và mất cân bằng điện giải. Bổ sung nước và điện giải cho mèo bệnh bằng cách truyền vào tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactat, Glucose 5%, glucose 10% hay dung dịch mặn ngọt đẳng trương với liều 20-30ml/kg thể trọng.

– Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng như Ampicillin, G5000, Kanamycin tiêm bắp hay tĩnh mạch theo liều chỉ dẫn, hai ngày lần, liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.

– Bổ sung các loại thuốc bổ Catosal, Bydyzym hay thuốc trợ sức, trợ lực, an thần cho mèo bệnh như các vitamin: B, C, B12¸Anagin, ….

– Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa, lượng ăn ít.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp Sen nhận biết được bệnh sớm cho “hoàng thượng” để kịp thời cứu chữa. Chúc Sen và “hoàng thượng” nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé!.

Xem thêm: mèo bị tiêu chảy

Cùng chuyên mục